Phân loại thoái hóa ở mắt

Video

Giới thiệu

Trong bài nói chuyện này tôi sẽ đề cập đến các dạng thoái hóa dựa trên vị trí giải phẫu của nhãn cầu. Ở vùng trung tâm của nhãn cầu là dịch kính. Khi nhìn vào mắt qua đồng tử có thể quan sát thấy võng mạc ở phía sau. Có thể tạm thời chia võng mạc làm hai phần: trung tâm và ngoại vi dựa trên vị trí vùng võng mạc so với hoàng điểm.

Hình ảnh chụp đáy mắt. Vùng trung tâm là nằm giữa hai cung mạch máu ở giữa. Ngoài vùng đó ra được gọi là võng mạc chu biên hay ngoại vi

Thoái hóa dịch kính

Dịch kính là một lớp gel trong suốt chiếm 80% thể tích nhãn cầu. Nhiệm vụ chính của dịch kính là giữ trương lực cho mắt.

Các loại thoái hóa phổ biến

  • Bong dịch kính sau (Posterior Vitreous Detachment)
    • Quá trình lão hóa tự nhiên, thường bắt đầu từ 40-50 tuổi
    • Dịch kính từ dạng gel chuyển sang dạng lỏng và co lại, tách khỏi võng mạc
  • Thoái hóa dạng thiên thạch (Asteroid Hyalosis)
    • Chứa các phức hợp canxi và lipid (canxi phosphate)
    • Tiểu thể ít di chuyển do gắn vào khung collagen của dịch kính
    • Thường một bên mắt và hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực
    • Liên quan đến tuổi tác, đái tháo đường và tăng huyết áp
  • Thoái hóa dạng lấp lánh (Synchysis Scintillans)
    • Chứa các tinh thể cholesterol trong dịch kính
    • Tiểu thể di chuyển tự do trong dịch kính đã hóa lỏng
    • Gặp ở một hoặc hai mắt
    • Tiền sử xuất huyết dịch kính chấn thương hoặc bệnh lý (Coats)

Triệu chứng

  • Ruồi bay (floaters): đốm đen, sợi chỉ di chuyển trong tầm nhìn
  • Chớp sáng (photopsia): đặc biệt khi dịch kính kéo võng mạc
  • Cảm giác như nhìn qua màn sương mỏng

Thoái hóa võng mạc trung tâm

Vùng võng mạc ở quanh hoàng điểm (macula) là vùng trung tâm của võng mạc. Có thể xem vùng này có giới hạn ở phía trong của cung mạch máu võng mạc thái dương trên và dưới.

Các loại thoái hóa phổ biến

Ở đây, tôi chỉ liệt kê một số bệnh thường gặp. Trong tương lai chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về các bệnh lý này.

  • Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD)
  • Thoái hóa hoàng điểm cận thị (Myopic macular degeneration)
  • Loạn dưỡng võng mạc di truyền (các loại dystrophy như Stargardt’s disease, Best disease)

Triệu chứng

  • Giảm thị lực
  • Méo hình (metamorphopsia)
  • Khó đọc sách, nhận diện khuôn mặt
  • Điểm mù trung tâm (scotoma)
  • Thay đổi cảm nhận màu sắc (sắc giác)

Thoái hóa võng mạc chu biên

Vùng võng mạc ngoài trung tâm, thường không gây ảnh hưởng đến thị lực trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên một số loại thoái hóa chu biên có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như rách và bong võng mạc thì lúc này thị lực bệnh nhân sẽ giảm.

Các loại thoái hóa phổ biến

  • Thoái hóa dạng lưới / thoái hóa dậu (Lattice degeneration)
  • Thoái hóa dạng đá lát (paving stone/ cobble stone degeneration)
  • Thoái hóa võng mạc trắng có hoặc không ấn (White with or without pressure)
Hình thoái hóa võng mạc chu biên (màu tím: có thể dẫn đến bong võng mạc)

Triệu chứng

  • Thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Chỉ phát hiện được qua thăm khám.
  • Chớp sáng, tăng số lượng ruồi bay, đặc biệt khi có rách võng mạc.
  • Mất thị trường chu biên giống như “kéo rèm” khi bong võng mạc.

Các yếu tố nguy cơ thoái hóa võng mạc

  • Tuổi cao (đặc biệt trên 60)
  • Cận thị nặng (trên 6 độ)
  • Tiền sử gia đình có thoái hóa hoặc loạn dưỡng võng mạc
  • Hút thuốc lá (đặc biệt với AMD)
  • Chấn thương mắt trước đây

Kết luận

Bệnh lý võng mạc chu biên hầu như không có triệu chứng và chỉ phát hiện qua thăm khám lâm sàng. Do đó, khám mắt định kỳ là rất quan trọng :

  • Khám mắt toàn diện ít nhất 2 năm/lần đối với người trên 40 tuổi
  • Hàng năm đối với người có yếu tố nguy cơ cao (cận thị cao, tiền sử gia đình)
  • Khám ngay khi có triệu chứng bất thường (ruồi bay đột ngột, ánh sáng lóe, giảm thị lực)

Leave a Reply